16 tháng 3, 2011

Suy thận mãn- căn bệnh “nhà giàu”

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 500 triệu người bị suy thận mãn, trong đó 2 triệu bệnh nhân đang được điều trị thay thế bằng lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng ngoại trú liên tục hoặc ghép thận. Còn ở Việt Nam, chưa có số liệu chính thức, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 6 triệu người bị suy thận mãn, và chỉ có 600 người được điều trị thay thế, chiếm 10%, số còn lại là tử vong.
Người nghèo mắc bệnh “nhà giàu”
Theo thống kê của ngành y tế, đa số những người mắc bệnh thận và phải điều trị thay thế bằng lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng ngoại trú liên tục... đều là nghèo. Và chi phí điều trị một năm của một bệnh nhân suy thận mãn là khoảng 60 triệu đồng.

Do mất sức lao động, chi phí điều trị cao và kéo dài nên bệnh nhân thận thường là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Năm nay 32 tuổi, nhưng anh Quách Văn Hoai (Mỹ An- Mang Thít) đã có 4 năm chạy thận nhân tạo. Anh Hoai nhớ lại: “Trước khi phát hiện bệnh tôi vẫn làm việc bình thường, dù có lúc mệt mỏi, nôn ói cứ tưởng do mình làm quá sức. Tình trạng đó diễn ra ngày càng nhiều hơn nên tôi bấm bụng đi khám thì phát hiện mình bị thận và đã ở giai đoạn cuối- phải điều trị thay thế bằng lọc máu”. Nhà thuộc diện hộ nghèo, hai vợ chồng cùng đứa con sống bằng nghề đốt lò thuê. Từ khi anh biết mình bệnh, một phần do tâm lý, một phần do sức khỏe nên không làm gì nổi. Không những vậy, hàng tuần, anh phải lên bệnh viện tỉnh chạy thận 3 lần, chi phí một tháng gần 2 triệu đồng (đã có bảo hiểm y tế- BHYT). Những năm đầu là vậy, khoảng 2 năm trở lại đây, vợ con làm không lo nổi, nên anh đi làm trở lại- dù biết rất nguy hiểm. Anh kể: “Làm 12 tiếng, được 62 ngàn đồng. Kệ, tới đâu hay tới đó”.
Nằm giường kế bên, chị Ngô Thị Xuân Tho (35 tuổi, ở Mỹ An- Mang Thít) cũng có thâm niên chạy thận 3 năm. Trường hợp chị là một trong số ít người đã biết trước căn bệnh của mình. Chị kể: “Tôi biết được là do trước đó bệnh tiểu đường, sau đó biến chứng chuyển sang bệnh thận. Tôi điều trị được 6 năm mới phải điều trị bằng lọc máu như thế này”. Cũng giống hoàn cảnh anh Hoai, chị Tho cũng là hộ nghèo, chi phí cho 3 lần điều trị hàng tuần ít hơn nhưng cũng trên 1 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền ăn uống và xe cộ đi lại. Cái nghề bỏ mối nước mắm của anh giờ đây càng bấp bênh hơn khi vừa phải lo cuộc sống gia đình và lo chi phí cho chị.
Bác sĩ (BS) Tăng Văn Mến- BS phụ trách điều trị Phòng Chạy thận nhân tạo- Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Hầu hết người bệnh thận đến đây đều ở giai đoạn cuối phải điều trị thay thế bằng lọc máu và đa số đều là hộ nghèo. Một người bị bệnh thận phải chạy thận 3 lần/tuần và gắn bó với nó đến khi chết (thường kéo dài đến 20 năm). Do người mắc bệnh mất sức lao động, nên thường trở thành gánh nặng cho gia đình vì chi phí điều trị bệnh bỏ ra hàng tuần”. 
Đa số người bệnh khi phát hiện đều ở giai đoạn cuối
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 500 triệu người bị suy thận mãn. Còn ở Việt Nam, chưa có số liệu chính thức, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 6 triệu người bị suy thận mãn, trong đó có khoảng 8.000 bệnh nhân suy thận mới và chỉ có 600 người được điều trị thay thế, chiếm 10%, số còn lại là tử vong.
Theo BS Mến, quá trình suy thận diễn biến kéo dài, âm ỉ, bệnh thận có 5 giai đoạn và trong 4 giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì. Đến giai đoạn cuối, thường có các triệu chứng như sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần,... Đến khi người bệnh xét nghiệm thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, thận đã bị suy nặng và việc chạy thận nhân tạo hay điều trị thay thận cũng chỉ là giải pháp tình thế giúp duy trì cuộc sống được ngày nào hay ngày đó.
Cũng theo thống kê của ngành y tế, do chủ quan và chưa nhận thức đầy đủ về bệnh, nên đa số người bệnh đến bệnh viện ở giai đoạn rất muộn, có trên 50% người bệnh bị chẩn đoán sai, 67% người bệnh thận đến viện phải lọc máu ngay nếu không sẽ tử vong. Với những bệnh nhân này, chỉ còn phương pháp điều trị bằng cách lọc máu liên tục (3 lần chạy thận nhân tạo/tuần). Cuộc sống của họ luôn gắn với việc lọc máu hoặc được thay thận để kéo dài cuộc sống. Tuy nhiên, chất lượng sống của những bệnh nhân này không cao, tuổi thọ không thể kéo dài. Một người bị suy thận, nếu không được phát hiện sớm và điều trị bảo tồn thì chỉ khoảng 4 năm sau là tử vong. 
Trước thực trạng nói trên, trong một cuộc hội thảo bàn về chiến lược điều trị bệnh thận ở nước ta, các chuyên gia đầu ngành về bệnh thận nhân tạo đưa ra định hướng: cấp thiết tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng để dự phòng, phát hiện sớm bệnh suy thận; Nhà nước cần có chiến lược trong điều trị bệnh thận và suy thận như chẩn đoán sớm, điều trị bảo tồn lâu dài; nâng cao chất lượng điều trị với giá thành hợp lý nhất. Cùng với đó là tăng cường đào tạo đội ngũ y- BS, kỹ thuật viên về bệnh thận, phát triển BHYT toàn dân và BHYT tư nhân để người bệnh suy thận được thụ hưởng, đầu tư trang thiết bị máy móc, thành lập các trung tâm chạy thận, lọc thận tới tận bệnh viện quận huyện, phòng khám...

__________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com