6 tháng 3, 2011

SUY THẬN Ở VIỆT NAM - BÁO ĐỘNG ĐỎ

Gần 6 triệu người dân đang bị bệnh suy thận (chiếm 6,73% dân số), trong đó 80.000 người đã chuyển sang giai đoạn cuối, Việt Nam đang chịu gánh nặng rất lớn từ bệnh nhân đè lên xã hội. Thông tin báo động trên được đưa ra tại Hội nghị “Thận nhân tạo và chất lượng trong lọc máu” diễn ra sáng 4-4 tại TPHCM với sự tham dự của gần 30 bệnh viện thuộc 11 tỉnh thành và các chuyên gia y tế về thận-niệu quốc tế.

Rất đông bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo tại BV An Sinh - TPHCM.
Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM từ nhiều năm qua đã gánh vác trách nhiệm chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân suy thận, nhất là suy thận mãn giai đoạn cuối.
Với chuyên khoa Thận nội, BV đã triển khai lọc máu (chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc), tuyển chọn ghép và điều trị sau ghép thận cho hàng ngàn bệnh nhân. Và hiện nay, theo BS Tạ Phương Dung, Trưởng khoa, lượng bệnh nhân thường xuyên đang điều trị là trên 900 người.
Số bệnh nhân suy thận được khám và điều trị tại BV Chợ Rẫy TPHCM cũng không ngừng tăng lên trong các năm qua.
Theo số liệu từ khoa Tiết- Niệu của BV, ngoài số bệnh nhân suy thận thể nhẹ điều trị  ngoại trú, hiện trong khoa Chạy thận nhân tạo (CTNT) và các cơ sở khác của BV liên tục phục vụ cho gần hơn 700 bệnh nhân bị suy thận nặng giai đoạn cuối. Chỉ có 46 máy CTNT, BV phải chia ra 4 ca để chạy, mỗi ca từ 3-4 tiếng đồng hồ. Tính ra, mỗi ngày BV Chợ Rẫy TPHCM phải CTNT trung bình hơn 200 bệnh nhân, chưa kể có tới 30-40 bệnh nhân suy thận phải cấp cứu/ngày.
Theo số liệu thống kê của BV Nhân dân 115 TPHCM, tổng số bệnh nhân suy thận đang CTNT của cả nước tính đến tháng 2-2009 đã gần 6.000 người. Trong đó TPHCM có gần 2.000 bệnh nhân (chiếm 32%). Cả TP có 336 máy CTNT phân bố ở 19 BV nhưng gần như không ngừng hoạt động.

Phó Giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi, BV Bạch Mai - Hà Nội cho biết qua điều tra nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang có gần 80.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu. Tuy nhiên, mới chỉ 10% trong số đó được đáp ứng điều trị,  90% còn lại đều tử vong.
Một điều đáng quan tâm khác là tiền bảo hiểm y tế chi trả không xuể cho bệnh nhân. Theo BS Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHXH - Bộ Y tế, BHYT đã chi trả cho bệnh nhân CTNT 300.000 đồng/lần chạy thận từ nhiều năm qua và mới đây đã tăng lên 400.000 đồng. Hiện chi trả cho bệnh nhân CTNT đã chiếm 10% trên tổng chi của BHYT (năm 2008 là trên 1.000 tỷ đồng) khiến quỹ BHYT luôn… bội chi.

Theo BS Hương, bình quân một bệnh nhân CTNT hoặc lọc màng bụng đã “ngốn” trên 100 triệu đồng/năm của BHYT. Do vậy, trong đề án đổi mới viện phí mà Bộ Y tế sắp ban hành cần xem xét tính đúng tính đủ chi phí chạy thận, lọc thận để cơ sở y tế đủ bù đắp. Hơn nữa cần nghiên cứu chính sách BHYT nói chung và cho bệnh nhân chạy thận, lọc thận nói riêng nhằm đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân tham gia BHYT.
Trước thực trạng nói trên, PGS Nguyễn Nguyên Khôi cho rằng đã đến lúc cấp thiết tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng để dự phòng, phát hiện sớm bệnh suy thận, nhà nước cần có chiến lược trong điều trị bệnh thận và suy thận như chẩn đoán sớm, điều trị bảo tồn lâu dài, nâng cao chất lượng điều trị với giá thành hợp lý nhất.

Cùng với đó là tăng cường đào tạo đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên về bệnh thận, phát triển BHYT toàn dân và BHYT tư nhân để bệnh nhân suy thận được thụ hưởng, đầu tư trang thiết bị máy móc, thành lập các trung tâm chạy thận, lọc thận tới tận BV quận huyện, phòng khám…

__________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com