16 tháng 3, 2011

Suy thận mãn- căn bệnh “nhà giàu”

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 500 triệu người bị suy thận mãn, trong đó 2 triệu bệnh nhân đang được điều trị thay thế bằng lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng ngoại trú liên tục hoặc ghép thận. Còn ở Việt Nam, chưa có số liệu chính thức, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 6 triệu người bị suy thận mãn, và chỉ có 600 người được điều trị thay thế, chiếm 10%, số còn lại là tử vong.
Người nghèo mắc bệnh “nhà giàu”
Theo thống kê của ngành y tế, đa số những người mắc bệnh thận và phải điều trị thay thế bằng lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng ngoại trú liên tục... đều là nghèo. Và chi phí điều trị một năm của một bệnh nhân suy thận mãn là khoảng 60 triệu đồng.

Do mất sức lao động, chi phí điều trị cao và kéo dài nên bệnh nhân thận thường là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Năm nay 32 tuổi, nhưng anh Quách Văn Hoai (Mỹ An- Mang Thít) đã có 4 năm chạy thận nhân tạo. Anh Hoai nhớ lại: “Trước khi phát hiện bệnh tôi vẫn làm việc bình thường, dù có lúc mệt mỏi, nôn ói cứ tưởng do mình làm quá sức. Tình trạng đó diễn ra ngày càng nhiều hơn nên tôi bấm bụng đi khám thì phát hiện mình bị thận và đã ở giai đoạn cuối- phải điều trị thay thế bằng lọc máu”. Nhà thuộc diện hộ nghèo, hai vợ chồng cùng đứa con sống bằng nghề đốt lò thuê. Từ khi anh biết mình bệnh, một phần do tâm lý, một phần do sức khỏe nên không làm gì nổi. Không những vậy, hàng tuần, anh phải lên bệnh viện tỉnh chạy thận 3 lần, chi phí một tháng gần 2 triệu đồng (đã có bảo hiểm y tế- BHYT). Những năm đầu là vậy, khoảng 2 năm trở lại đây, vợ con làm không lo nổi, nên anh đi làm trở lại- dù biết rất nguy hiểm. Anh kể: “Làm 12 tiếng, được 62 ngàn đồng. Kệ, tới đâu hay tới đó”.
Nằm giường kế bên, chị Ngô Thị Xuân Tho (35 tuổi, ở Mỹ An- Mang Thít) cũng có thâm niên chạy thận 3 năm. Trường hợp chị là một trong số ít người đã biết trước căn bệnh của mình. Chị kể: “Tôi biết được là do trước đó bệnh tiểu đường, sau đó biến chứng chuyển sang bệnh thận. Tôi điều trị được 6 năm mới phải điều trị bằng lọc máu như thế này”. Cũng giống hoàn cảnh anh Hoai, chị Tho cũng là hộ nghèo, chi phí cho 3 lần điều trị hàng tuần ít hơn nhưng cũng trên 1 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền ăn uống và xe cộ đi lại. Cái nghề bỏ mối nước mắm của anh giờ đây càng bấp bênh hơn khi vừa phải lo cuộc sống gia đình và lo chi phí cho chị.
Bác sĩ (BS) Tăng Văn Mến- BS phụ trách điều trị Phòng Chạy thận nhân tạo- Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Hầu hết người bệnh thận đến đây đều ở giai đoạn cuối phải điều trị thay thế bằng lọc máu và đa số đều là hộ nghèo. Một người bị bệnh thận phải chạy thận 3 lần/tuần và gắn bó với nó đến khi chết (thường kéo dài đến 20 năm). Do người mắc bệnh mất sức lao động, nên thường trở thành gánh nặng cho gia đình vì chi phí điều trị bệnh bỏ ra hàng tuần”. 
Đa số người bệnh khi phát hiện đều ở giai đoạn cuối
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 500 triệu người bị suy thận mãn. Còn ở Việt Nam, chưa có số liệu chính thức, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 6 triệu người bị suy thận mãn, trong đó có khoảng 8.000 bệnh nhân suy thận mới và chỉ có 600 người được điều trị thay thế, chiếm 10%, số còn lại là tử vong.
Theo BS Mến, quá trình suy thận diễn biến kéo dài, âm ỉ, bệnh thận có 5 giai đoạn và trong 4 giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì. Đến giai đoạn cuối, thường có các triệu chứng như sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần,... Đến khi người bệnh xét nghiệm thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, thận đã bị suy nặng và việc chạy thận nhân tạo hay điều trị thay thận cũng chỉ là giải pháp tình thế giúp duy trì cuộc sống được ngày nào hay ngày đó.
Cũng theo thống kê của ngành y tế, do chủ quan và chưa nhận thức đầy đủ về bệnh, nên đa số người bệnh đến bệnh viện ở giai đoạn rất muộn, có trên 50% người bệnh bị chẩn đoán sai, 67% người bệnh thận đến viện phải lọc máu ngay nếu không sẽ tử vong. Với những bệnh nhân này, chỉ còn phương pháp điều trị bằng cách lọc máu liên tục (3 lần chạy thận nhân tạo/tuần). Cuộc sống của họ luôn gắn với việc lọc máu hoặc được thay thận để kéo dài cuộc sống. Tuy nhiên, chất lượng sống của những bệnh nhân này không cao, tuổi thọ không thể kéo dài. Một người bị suy thận, nếu không được phát hiện sớm và điều trị bảo tồn thì chỉ khoảng 4 năm sau là tử vong. 
Trước thực trạng nói trên, trong một cuộc hội thảo bàn về chiến lược điều trị bệnh thận ở nước ta, các chuyên gia đầu ngành về bệnh thận nhân tạo đưa ra định hướng: cấp thiết tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng để dự phòng, phát hiện sớm bệnh suy thận; Nhà nước cần có chiến lược trong điều trị bệnh thận và suy thận như chẩn đoán sớm, điều trị bảo tồn lâu dài; nâng cao chất lượng điều trị với giá thành hợp lý nhất. Cùng với đó là tăng cường đào tạo đội ngũ y- BS, kỹ thuật viên về bệnh thận, phát triển BHYT toàn dân và BHYT tư nhân để người bệnh suy thận được thụ hưởng, đầu tư trang thiết bị máy móc, thành lập các trung tâm chạy thận, lọc thận tới tận bệnh viện quận huyện, phòng khám...

__________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com











Đọc tiếp →

15 tháng 3, 2011

Bệnh nhân suy thận mạn hay bị thiếu máu

Thận bị suy không tạo đủ nội tiết tố epoetin, vốn có vai trò kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Do hồng cầu chứa hemoglobin giúp chuyên chở oxy nên ở bệnh nhân suy thận, cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động bình thường.


Những người thiếu máu thường có cảm giác mệt mỏi, khó thở và dễ xây xẩm, kém tập trung và dễ bực dọc trước những khó khăn trong công việc hằng ngày. Các triệu chứng của suy thận mạn như uể oải, thay đổi tính tình, ngủ không yên giấc, giảm khả năng sinh hoạt tình dục, phù... có thể nặng lên khi bị thiếu máu. Khi có các biểu hiện trên, nên thử máu để đánh giá số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và dung tích hồng cầu.

Trước kia, giải pháp duy nhất để điều trị thiếu máu do suy thận mãn là truyền máu. Lượng hồng cầu thiếu hụt được truyền vào cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan và giảm được các triệu chứng do thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia thống nhất rằng không nên truyền máu lâu dài vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho bệnh nhân như: lây bệnh (viêm gan B, C, HIV), dị ứng, phản ứng tan máu, quá tải chất sắt, kích thích tạo kháng thể ảnh hưởng xấu đến ghép thận sau này. Do đó, việc điều trị hiện nay chủ yếu dựa vào bổ sung epoetin dạng bào chế qua đường tiêm.

Các thuốc epoetin có tác dụng giống như epoetin cơ thể, làm tăng sản xuất hồng cầu và nhờ vậy chữa được thiếu máu. Khi được điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon miệng, bớt khó thở, hoạt động của tim và cuộc sống tình dục được cải thiện nhiều. Như vậy, epoetin giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân dù không chữa khỏi được bệnh thận.

Qua nhiều năm nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra nhiều công dụng của epoetin trong các bệnh lý khác nhau như suy thận, ung thư, sơ sinh, chấn thương, tim mạch. Riêng trong bệnh thận mãn tính, epoetin có thể được sử dụng cho bệnh nhân ở nhiều giai đoạn bệnh khác nhau: trước khi cần đến lọc máu, đã cần đến lọc máu và đã được ghép thận nhưng thận ghép chưa hoạt động tốt. Việc sử dụng epoetin sớm có thể đề phòng các triệu chứng thiếu máu nặng và tình trạng lớn tim, vốn có liên quan chặt chẽ với suy tim và tử vong.

Cơ thể bệnh nhân sẽ cần chất sắt để tạo hồng cầu sau khi được tiêm epoetin. Nếu lượng sắt trong cơ thể thấp (phát hiện qua thử máu), bệnh nhân cần được bù đủ bằng cách uống hoặc tiêm thuốc chứa sắt.


____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

14 tháng 3, 2011

6 dấu hiệu suy thận ở phụ nữ

Nói đến suy thận, người ta luôn nghĩ đó là bệnh độc quyền của đàn ông. Nhưng ngày càng có nhiều chị em đến khám và điều trị về thận, buộc người ta phải xem xét lại quan điểm này.
Theo báo cáo mới đây của bác sĩ Lý Thạc, khoa, Trung Quốc, hiện nay, tuyệt đại đa số những người mắc bệnh suy thận đều ở độ tuổi từ 30 đến 50, đặc biệt là tỷ lệ chị em ngồi bàn giấy ngày càng tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do áp lực trong cuộc sống và công việc khiến cho sức đề kháng bị giảm xuống. Bác sĩ Lý Thạc cảnh báo, chị em chớ coi thường nếu thấy một trong những dấu hiệu sau đây.
1. Tóc rụng nhiều: Bạn từng có mái tóc dầy, đen óng. Nay bỗng dưng xơ cứng và rụng như trút. Bạn đã dùng đủ mọi biện pháp, đủ loại kem dưỡng tóc mà tình trạng ngày càng tồi tệ, bạn luôn phải thay kẹp tóc. Bạn buồn khổ, bế tắc không biết tại sao. Hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa thận. Đó là vị cứu tinh của bạn.
2. Mắt quầng thâm, phù mọng: Buổi sáng khi tỉnh dậy, bạn thấy mắt khô và hơi tưng tức. Bạn nghĩ chắc do đêm qua bạn thức hơi khuya để xem hết bộ phim hay... Ngắm kỹ mình trong gương, bạn thấy mí dưới mọng và thâm. Cẩn thận, đó không phải do bạn thức khuya, mà chính là dấu hiệu của bệnh suy thận. Chứng tỏ, thận của bạn đã không đủ khoẻ để lọc và đẩy hết độc tố qua nước tiểu ra khỏi cơ thể bạn.
6 dấu hiệu suy thận ở phụ nữ, Sức khỏe, Suy than, dau hieu suy than, suy than o phu nu, than, toc rung nhieu, mat tham, tang can, lanh
Tóc rụng nhiều - Dấu hiệu của bệnh suy thận
3. Biểu hiện mãn kinh sớm: mới 30 tuổi, đang trong thời kỳ sung mãn nhất, mà bạn có những cơn bốc hỏa ở mặt, vã mồ hôi vào đêm, viêm âm đạo, khô âm đạo, đau khi giao hợp, mệt mỏi và giảm thị lực, dễ tức giận, hay khóc và giảm khả năng ứng xử bình thường, mất ngủ và hay giảm hứng thú tình dục. Có tới 80% khả năng bạn bị suy thận. Hãy đến bệnh viện, kiểm tra thận của bạn có vấn đề hay không.
4. Không ngừng tăng cân: Bạn vẫn ăn như mèo, sinh hoạt bình thường, nhưng cân nặng của bạn không ngừng tăng lên. Bạn phải tăng thêm một tiếng mỗi ngày cho việc tập thể dục mà chẳng có hiệu quả. Bạn chẳng bao giờ nghĩ đến việc tăng cân của bạn có liên quan đến thận. Nhưng sự thực, thủ phạm gây béo phì ở bạn lại chính là căn bệnh suy thận.
5. Giảm ham muốn: Cuộc sống gia đình bạn hạnh phúc, đủ đầy về mọi mặt. Vừa qua tuổi 35, mới gần đây còn rất mạnh mẽ, dào dạt bỗng dưng cảm thấy như ngọn lửa tàn dần. Bạn như biến thành một ni cô. Nằm bên chồng mà lòng nguội lạnh. Đích thị thận của bạn có vấn đề.
6. Sợ lạnh: Ở văn phòng, đồng nghiệp bật điều hoà, bạn lại run lập cập. Mới chớm thu mà bạn đã như ở giữa mùa đông lạnh giá, lúc nào cũng quần trùng áo dài, hơi lạnh là đau bụng. Bạn đã bị suy thận rồi đó.

6 dấu hiệu suy thận ở phụ nữ, Sức khỏe, Suy than, dau hieu suy than, suy than o phu nu, than, toc rung nhieu, mat tham, tang can, lanh  
Hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa thận nếu có dấu hiệu của bệnh thận (ảnh minh họa)

Đông y cho rằng, suy thận không có nghĩa là thận bị biến chứng. Suy thận chủ yếu vẫn là do sức đề kháng kém, thể chất yếu.
Theo bác sĩ Lỹ Thạc, để thận của bạn thực sự khoẻ mạnh, nhất định phải sinh hoạt và làm việc điều độ; có ý thức giảm bớt áp lực, không nên quá mệt mỏi, chú ý cân bằng dinh dưỡng, không nên kén ăn và tăng cường rèn luyện thể chất vì như vậy, vừa có thể tăng cường sức khỏe, cũng có lợi cho việc cản thiện tinh thần.; đồng thời tránh ở quá lâu trong môi trường không thông gió và hít thở không khí trong lành.

___________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

13 tháng 3, 2011

Khẩu phần hợp lý cho người bệnh suy thận nặng (lọc máu định kỳ)

Suốt trong thời gian dài bị suy thận và trước khi được chạy thận nhân tạo, người bệnh phải ốm đi, vì nếu cân nặng không giảm nghĩa là đã có sự ứ đọng muối và nước trong cơ thể. Có nhiều bệnh nhân phải mất đi hơn 10kg trong một thời gian ngắn chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã được rút bỏ, và nhờ vậy nhiều trường hợp huyết áp cao sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc.

Người bệnh phải theo dõi cân nặng mỗi ngày vào một giờ cố định với trang phục giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng cân hơn 0,5kg/ngày. Nếu cân nặng tăng quá nhiều, nghĩa là đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi đó bắt buộc phải giới hạn lượng nước uống và kiểm tra chế độ dinh dưỡng.

Cảm giác khát nước tùy thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn. Do đó, nếu giảm được muối trong thức ăn, số lượng nước đưa vào cơ thể sẽ tự động giảm đi vì bệnh nhân ít cảm thấy khát nước hơn.

Theo nguyên tắc, bệnh nhân lọc thận có thể dùng tổng cộng khoảng 500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh...) và có thể gia tăng thêm một lượng bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:

Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml + lượng nước tiểu.

Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml nước/ngày.

Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái cây và rau.

Sự theo dõi cân nặng là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau các tuần lễ đầu chạy thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng được tuân thủ nghiêm ngặt, người bệnh có thể dần dần lên cân thật sự nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn định với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy thận nhân tạo.
1.Muối
Bình thường cơ thể hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày, phần lớn số muối này sẽ được thải bỏ qua đường tiểu vì không cần thiết cho cơ thể. Khi cả hai thận đều bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể; lúc đó phù, cao huyết áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.
Thận nhân tạo có thể loại bỏ bớt muối với điều kiện lượng muối ăn vào không quá nhiều. Khi huyết áp trở lại bình thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một ít muối nhưng phải rất cẩn thận, càng cữ được càng tốt.
Bệnh nhân không được tăng cân quá 0,5kg/ngày và huyết áp trước khi chạy thận nhân tạo không được quá 160/90mmHg.
Nếu tăng cân quá nhiều hoặc huyết áp trước khi chạy thận quá cao, cần kiểm tra xem có phải đã dùng quá nhiều muối hay không (sự tăng cân quá nhiều thường là do dùng muối quá nhiều). Khi tăng cân nhiều, cần phải rút nhiều nước trong lúc chạy thận, điều này không dễ dàng và thường gây nhiều tai biến và biến chứng.
Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao...
2.Chất kali
Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu... Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu... Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.
Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau. Gạo, nui, mì... chứa ít kali.
Để làm giảm phần nào lượng kali trong máu, có thể dùng thêm 5-15g/ngày Keyexalate. Thuốc gây táo bón hiện thời giá trên thị trường còn khá cao.
3.Chất đạm
Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận thì thận nhân tạo thải được urê khỏi cơ thể, nên người bệnh có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng đạm như người bình thường.
Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này chứa đạm có chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ. Ngoài đạm động vật, cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh..., nhưng cần cẩn thận vì các loại đậu chứa khá nhiều kali.
4.Phosphore
Phosphore ít được lọc qua thận nhân tạo, phosphore có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là sữa.
Khi phosphore trong máu tăng, sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng với calci bám đóng vào thành mạch máu.
Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phosphore ở máu không đủ để kiểm soát tình trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phosphore như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.
5.Năng lượng
Cần phải được cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm. Bình thường cơ thể cần 35-40calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ; đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.
Sinh tốNgười bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố. Tuy nhiên, người chạy thận sẽ bị mất đi một số sinh tố, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố này.
Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.
_____________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

12 tháng 3, 2011

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh suy thận mạn

Số bệnh nhân bị suy thận mạn ngày càng nhiều ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Do đó, việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh suy thận mạn cần được cập nhật cho công chúng từ các nghiên cứu khoa học hoặc các tư vấn chuyên gia. Bạn có thể kiểm soát và tránh được một vài yếu tố nguy cơ của suy thận mạn nếu như bạn biết được chúng, ví dụ như thói quen ăn uống và tập thể dục …,một số yếu tố khác bạn cũng có thể biết nhưng không kiểm soát được như tuổi tác, chủng tộc…. Sau đây chúng tôi xin lần lượt trình bày chi tiết các yếu tố như sau:
1. Những yếu tố nguy cơ mà bạn không thể kiểm soát được:
- Tuổi: người ta thấy có sự tổn thương tối thiểu ở thận lúc bạn được 35 tuổi. nhưng khi 80 tuổi thì số lượng tế bào thận tổn thương có thể lên đến 30% tổng số tế bào trong thận.
- Chủng tộc: người Mỹ da đen và da trắng dễ mắc bệnh suy thận mạn hơn so với các dân tộc khác.
- Nam giới: đàn ông có nguy cơ suy thận mạn cao hơn phụ nữ.
- Yếu tố gia đình: tiền sử gia đình có yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp, và 2 bệnh này lại là nguyên nhân chính của suy thận mạn.
  

2- Những yếu tố nguy cơ mà bạn có thể kiểm soát được:
 
Bạn có thể làm chậm sự tiến triển của suy thận mạn và trì hoãn sự tổn thương thận bằng cách kiểm soát được một vài yếu tố sau:
 
- Tăng huyết áp: tình trạng tăng huyết áp kéo dài sẽ làm tổn thương những mạch máu nhỏ trong thận.
- Đái tháo đường: sự tăng đường huyết dai dẳng có thể làm tổn thương những mạch máu trong thận, hoặc làm tiến triển nhanh tình trạng suy thận hoặc làm thận ngưng làm việc hoàn toàn.
- Thức ăn có nhiều đạm và mỡ: chế độ ăn thực phẩm ít đạm và mỡ có thể giảm được những nguy cơ bệnh thận.
- Thuốc: nên tránh việc sử dụng lâu dài những loại thuốc có độc tính trên thận, như là thuốc giảm đau non-steroid và kháng sinh. 

____________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

11 tháng 3, 2011

Vì sao người bệnh suy thận dễ bị gãy xương khi té ngã?

Khi bác sĩ nói người nhà của bạn suy thận nếu té sẽ dẫn đến gãy xương, có thể bác sĩ nói người nhà của bạn bị suy thận mãn rồi.Thường trong suy thận mãn nó biểu hiện nhiều triệu chứng trong đó người ta thấy triệu chứng thiếu máu là hằng định, tuy nhiên mình nói rõ đề cập triệu chứng dị trưởng xương (osteddystrophy) mà bạn muốn biết lí do tại sao. Trong suy thận mãn :
Triệu chứng lâm sàng:
* Gây đau nhức xương khớp: Vùng lưng, gối, bẹn, chậu...
* Gãy xương bệnh lý: Gẫy cổ xương đùi, xương sườn, xẹp đốt sống...
Cơ chế: trong suy thận mãn liên quan đến calci máu giảm
* Thận giảm sản xuất 1,25(OH) D, làm giảm hấp thu Calci ở ruột, mất Calci trong phân
* Phosphat máu tăng do thận giảm bài tiết, làm Calci tích tụ ở xương

Giảm Calci máu sẽ kích thích tuyến cận giáp tăng tiết PTH, PTH làm tăng calci máu, giảm phosphat máu sẽ gây vôi hóa di căn ở các mô mềm ngoài xương: mạch máu, thận, phổi, tim...
Ngoài ra sự gia tăng tuyến cận giáp, rối loạn chuyển hóa vitamin D, toan hóa máu mãn gây ra tình trạng dị trưởng xương bao gồm: nhuyễn xương, xơ cứng xương, chậm phát triển xương...
Do đó tôi khuyên người nhà của bạn nên cẩn thận trong quá trình sinh hoạt tránh té ngã mỗi lần di chuyển, ăn uống bổ sung thêm thực phẩm chứa thành phần Calci. Tuy nhiên bệnh lý suy thận nên được tái khám định kì theo lời của bác sĩ dặn vì bệnh nhân tử vong vì tình trạng rối loạn nước điện giải nhất là tăng kali máu và nên kiểm soát tốt các yếu tố thúc đẩy, nguyên nhân gây suy thận.
Theo BS. Trần Trung San (Chuyên Khoa Nội tiết – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn), nguyên nhân làm người bị suy thận dễ bị gãy xương nếu té ngã là do suy thận khiến phosphat bị giữ lại, làm cho phosphat máu tăng lên và làm giảm Calcium máu tương ứng. Thêm vào đó, sự giảm thành lập 1,25 ditrydroxyvitamin D3 và tác dụng đề kháng của xương trước ảnh hưởng của kích thích tố tuyến cận giáp ( PTH = Parathymid hormone ) càng làm nặng thêm tình trạng phosphat máu và hạ calcium máu. Những biến đổi này làm tăng bài tiết thêm PTH và gây cường tuyến cận giáp thứ phát, được xem là nguyên nhân gây loạn dưỡng xương do thận trong suy thận mãn.
Triệu chứng gồm: đau xương, gãy xương, biến dạng cột sống, yếu cơ gốc chi, ngứa và vôi hóa ngoài xương. Để hạn chế yếu xương, bệnh nhân suy thận có thể thực hiện các biện pháp sau: giảm lượng phốt-pho trong khẩu phần ăn; bổ sung vitamin D, canxi; tập thể dục…

__________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

10 tháng 3, 2011

Bệnh thận ở người cao tuổi

Khi con người càng cao tuổi thì các bộ phận trong cơ thể càng bị lão hóa. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự lão hóa của thận ở người, người ta nhận ra rằng, khả năng thích ứng của thận rất tốt đối với quá trình tích tụ tuổi của cơ thể. Khi có tuổi thì kích thước thận sẽ giảm đi, lưu lượng máu qua thận giảm và mức lọc cầu thận cũng giảm dần. Sự lão hóa của nhu mô thận đã dẫn đến thay đổi chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận. Theo các chuyên gia niệu học thì người cao tuổi (người cao tuổi) hay gặp 4 nhóm bệnh chính về thận gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thoái hóa mạch máu thận, viêm cầu thận và suy thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ở người cao tuổi có thể gặp cả nhiễm trùng tiểu trên (viêm thận bể thận, áp-xe quanh thận, áp-xe thận) và nhiễm trùng tiểu dưới (viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo). Do đặc điểm ở người cao tuổi hay gặp các rối loạn về tâm thần (sa sút trí tuệ) và tiểu không kiểm soát được, nên nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn các nhóm tuổi trẻ hơn.
Thật ra, về mặt lâm sàng rất khó phân biệt nhiễm trùng tiểu trên hay dưới ở người cao tuổi, đôi khi không có biểu hiện lâm sàng nào đặc trưng cả. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là sốt, đặc biệt lạnh run nên xem xét đến khả năng bị nhiễm trùng huyết. Một số trường hợp người cao tuổi lại bị hạ thân nhiệt. Có thể không sốt cao mà chỉ là nóng gay và ớn lạnh, đôi khi do sa sút trí tuệ nên không nhận biết được đang bị sốt. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây ra nhịp tim nhanh, thở nhanh và giảm số lượng nước tiểu. Thậm chí một số trường hợp có thể làm cho rối loạn tâm thần trầm trọng thêm. Ở nam giới có thể gặp tiểu gắt, tiểu buốt. Nếu là viêm tiền liệt tuyến ở nam thì có triệu chứng sốt, lạnh run, đau lưng và tầng sinh môn, dấu hiệu tắc nghẽn đường tiểu dưới, khám sẽ phát hiện tuyến tiền liệt sưng, đau. Có thể gặp tiểu ra nước tiểu lợn cợn hoặc có mủ, dù không có triệu chứng gì khác.

Khi nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, dù vị trí nào cũng sẽ được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm nước tiểu. Tất nhiên, mẫu nước tiểu phải được lấy cho đúng, lấy nước tiểu giữa dòng sau khi vệ sinh lỗ niệu đạo ngoài và đựng bằng lọ vô khuẩn của cơ sở y tế. Soi nước tiểu trực tiếp để đếm số lượng bạch cầu và tìm sự hiện diện của vi khuẩn. Sau đó là cấy nước tiểu, nếu có trên 100.000 khúm vi khuẩn trong 1ml nước tiểu thì xem như bị nhiễm trùng, có thể định danh vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ để điều trị chính xác. Ngoài ra, người ta có thể xét nghiệm máu để thấy được sự tăng của bạch cầu trong nhiễm trùng, chụp X-quang hệ niệu, siêu âm hệ niệu…

Điều trị đặc hiệu cho nhiễm trùng đường tiết niệu chính là kháng sinh, tốt nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, phải mất nhiều ngày mới có kết quả kháng sinh đồ, vì vậy người ta khuyên điều trị theo kinh nghiệm rồi điều chỉnh khi có kết quả. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để dùng vì khả năng gây kháng thuốc rất cao. Trường hợp tiểu mủ hoặc máu phải đến bác sĩ chuyên khoa niệu khám ngay, vì có thể có biến chứng. Nếu nhiễm trùng tiểu mãn tính không được điều trị thỏa đáng sẽ có thể đưa đến suy thận, ở người cao tuổi tình trạng suy thận sẽ diễn tiến xấu và rất nhanh chóng đến giai đoạn cuối.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh

Trong nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, số lượng người cao tuổi trên 60 bị viêm cầu thận tiến triển nhiều hơn tuổi trẻ (qua sinh thiết thận hàng loạt để xác định tình trạng viêm cầu thận). Dù viêm cầu thận hay gặp ở người trẻ và trẻ em nhưng nếu xảy ra ở người cao tuổi thì tiến triển rất nhanh và không hồi phục. Bệnh xuất hiện từ từ, thận sẽ suy giảm chức năng dần dần và thường kết hợp với thiểu niệu. Hay kết hợp với nhiễm trùng niệu. Triệu chứng chủ yếu là mệt, thiếu máu, cao huyết áp và đôi khi không có triệu chứng nào. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy có nhiều hồng cầu (tiểu máu), nhiều đạm.

Xơ hóa mạch máu thận

Trong quá trình lão hóa của cơ thể, mạch máu toàn thân bị xơ hóa và mạch máu thận cũng không là một ngoại lệ. Chúng ta biết nhiều đến tình trạng xơ vữa mạch máu não gây tai biến mạch máu não, xơ vữa mạch vành tim gây ra bệnh lý mạch vành, còn xơ vữa mạch máu thận thì ít khi được đề cập đến. Trong các nghiên cứu cho thấy, có sự tương xứng giữa mức độ xơ vữa động mạch chủ bụng và tình trạng xơ vữa mạch máu thận. Xơ vữa động mạch thận sẽ đưa đến sự hẹp và gây ra triệu chứng. Triệu chứng hay gặp là cao huyết áp, giảm tưới máu nhu mô thận, giảm độ lọc cầu thận và cuối cùng đưa đến suy thận mãn. người cao tuổi có hẹp động mạch thận, chỉ cần một yếu tố rối loạn nước điện giải xảy ra hoặc nhiễm trùng sẽ nhanh chóng đưa đến tình trạng suy thận mất bù.

Để phòng ngừa, người ta thường khuyên sinh hoạt và chế độ ăn uống theo dõi giống như người có nguy cơ bệnh mạch máu não hoặc bệnh mạch vành. Ngày nay, nhờ kỹ thuật chụp động mạch thận qua máy chụp mạch máu xóa nền (DSA) nên có thể dễ dàng xác định tình trạng hẹp mạch máu thận. Qua máy DSA có thể can thiệp đặt giá đỡ để chống hẹp động mạch thận.

Suy thận cấp ở người cao tuổi

Suy thận cấp ở người cao tuổi rất khác so với suy thận cấp ở người trẻ, cần phải được lưu ý kỹ càng hơn. Ở người có tuổi hay gặp tình trạng suy thận cấp trước thận, có nghĩa là tình trạng lưu lượng máu đến thận bị giảm. Ở người cao tuổi hay gặp các yếu tố thuận lợi như: cung cấp nước không đầy đủ (do người cao tuổi hay quên, bị sa sút trí tuệ hoặc chăm sóc kém…), giảm cô đặc thận và ứ muối, giảm thể tích máu đến thận do hạ huyết áp (do dùng quá liều thuốc hạ áp hoặc lợi tiểu quá mức). Ở người cao tuổi là nam giới cũng hay gặp tình trạng suy thận do phì đại tiền liệt tuyến gây tắc nghẽn đường tiểu. Khác với người trẻ, suy thận cấp ở người cao tuổi cần phải có thái độ xử lý tích cực bằng thẩm phân phúc mạc, hoặc lọc máu nhân tạo để tránh tác hại của tình trạng tăng u-rê máu và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

9 tháng 3, 2011

Tăng huyết áp, giáp suy thận?

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: tăng huyết áp (THA) gây suy thận và ngược lại, suy thận lại gây biến chứng THA. Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được huyết áp để tránh bị suy thận. Đồng thời cần điều trị tốt suy thận mới hạn chế được THA.
THA và suy thận tác động lẫn nhau

Nếu bạn bị THA thì cùng với thời gian, tình trạng huyết áp cao sẽ phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, THA là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.
Trong cơ thể, thận có chức năng là giữ cho huyết áp được ổn định. Nhưng khi thận của bạn bị tổn thương, khả năng điều hòa huyết áp suy giảm làm cho huyết áp tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnh THA làm cho bệnh thận của bạn càng tăng nặng. Như vậy, THA có thể là một biến chứng của suy thận mạn. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, hãm tốc độ tổn thương thận không bị ngày càng xấu đi và phòng tránh bệnh tim bởi THA còn gây tổn thương tim.
Cách ngăn chặn và điều trị suy thận?
Một khi đã bị THA thì nguy cơ bị suy thận là khá cao. Bạn cần đi khám để xem bác sĩ có yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận của bạn. Những xét nghiệm cần làm gồm: xét nghiệm creatinine máu để đánh giá mức lọc máu cầu thận (GFR), từ đây có thể biết chức năng thận của bạn, nếu GFR quá thấp, nghĩa là thận không còn khả năng loại bỏ các chất thải độc hại và nước dư thừa trong máu; xét nghiệm nước tiểu xem có protein không, khi có protein trong nước tiểu là một dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương, lượng protein càng cao chứng tỏ  thận bị tổn thương càng nặng và bạn có thể bị tổn thương cả tim. Nếu đã bị suy thận thì bên cạnh xét nghiệm kiểm tra GFR và protein nước tiểu, cần phải làm thêm các xét nghiệm: siêu âm để kiểm tra thận xem có vấn đề gì bất thường về kích cỡ, cấu trúc hoặc có tắc nghẽn; điện tâm đồ kiểm tra chức năng tim; xét nghiệm glucose, lipid (mỡ, cholesterol) trong máu; kiểm tra cân nặng và chiều cao để tính chỉ số BMI.
Khi bạn đã theo một phác đồ điều trị ổn định, bạn có thể không cần đi khám bệnh thường xuyên. Bệnh nhân chỉ cần gặp bác sĩ trong các trường hợp: bắt đầu dùng một loại thuốc mới; phải thay đổi liều dùng của thuốc; bệnh thận tổn thương nặng hơn; không thể kiểm soát được huyết áp... Giai đoạn này ngoài các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận, bạn còn được đo lượng kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho trái tim. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị THA và suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Bác sĩ sẽ chỉ định thực đơn ăn kiêng cho bạn nếu lượng kali trong máu bạn tăng cao.
Điều trị thế nào nếu bị cả THA và suy thận?
Mục tiêu điều trị cần đạt được là: kiểm soát huyết áp dưới 130/80mmHg; ngăn chặn thận không bị tổn thương nặng thêm; giảm nguy cơ bị bệnh tim. Để đạt được những mục tiêu này, bạn cần tuân thủ theo một phác đồ điều trị phù hợp với bệnh suy thận, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn khám thêm bởi chuyên gia về thận hoặc huyết áp để có được một phương pháp điều trị tối ưu. Bạn cũng cần kết hợp ăn kiêng và thực hiện một lối sống phù hợp với giai đoạn suy thận. Nếu ở giai đoạn 1 - 2, bạn ăn chế độ nhiều trái cây, rau, bơ sữa; ở giai đoạn 2 - 3, bạn cần phải ăn nhạt dưới 2.400mg mỗi ngày, giảm chất béo và cholesterol vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim; giai đoạn 3 - 4 để hạn chế những bệnh về xương, bạn cần kiểm soát lượng protein, ăn rất ít thức ăn chứa nhiều phốtpho (vì nó sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về xương) như sữa, phomát, sữa chua, bia, coca; giảm lượng kali trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn cần phải giảm cân nếu đang béo quá; nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày; không uống rượu, bia; không hút thuốc lá. Dùng thuốc điều trị THA phối hợp từ 2 loại trở lên; kèm theo thuốc lợi tiểu. Bạn không được tự ý bỏ thuốc, không kiểm soát huyết áp là nguy hiểm vẫn rình rập bạn vì THA là "kẻ giết người thầm lặng".    

Cách kiểm soát huyết áp
Trị số huyết áp bình thường của người lớn 18 tuổi trở lên thường ở mức 110/70mmHg - 120/80mmHg. Nếu huyết áp tối đa từ 120 - 139mmHg và huyết áp tối thiểu từ 80 - 89 có khả năng bị THA, bạn cần theo dõi và thực hiện các bước kiểm soát huyết áp. Khi huyết áp đo được từ 140/90mmHg trở lên là bạn đã bị THA.
Bệnh THA thường không có triệu chứng rõ rệt nên nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Vì vậy, muốn biết huyết áp của bạn là cao, thấp hay bình thường, cách duy nhất là đo huyết áp. Có nhiều loại máy đo huyết áp: loại máy cơ (do người bóp bóng hơi để đo) và máy điện tử chạy bằng pin. Máy cơ có hai loại phổ biến là máy huyết áp có cột thủy ngân và máy huyết áp có mặt đồng hồ để đọc chỉ số. Các loại máy điện tử thì trị số huyết áp và nhịp tim hiện trên màn hình. Bạn có thể đo huyết áp bằng cách đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh hoặc bạn học cách để tự đo tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một lần đo huyết áp cho kết quả cao cũng chưa chắc là bạn đã bị THA; cần phải có bác sĩ đo sau nhiều lần mà trị số huyết áp vẫn cao, khi đó mới đúng là bạn bị THA. Bạn phải uống thuốc hạ huyết áp hàng ngày, trong thời gian dài, đúng theo chỉ định của thầy thuốc mới mong kiểm soát được huyết áp.  

__________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

8 tháng 3, 2011

Suy thận mãn phải hạn chế ăn đạm

Mức độ hạn chế chất đạm tùy theo mức độ suy thận của bệnh nhân, trung bình khoảng 0,6g chất đạm/kg cân nặng/ngày.
Lượng đạm này nên được chia nhỏ thành 4 - 5 bữa ăn trong ngày và phải tính cả đạm động vật lẫn đạm thực vật. Nên chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao, có nghĩa là phải cung cấp đầy đủ và cân đối 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Loại đạm có giá trị sinh học cao là các loại trứng, sữa, thịt bò, thịt heo nạc. Bệnh nhân suy thận có thể áp dụng chế độ ăn chay có trứng và sữa.
Bệnh nhân suy thận có thể áp dụng chế độ ăn chay có trứng và sữa.
Khi thận đã bị suy không thể loại bỏ được lượng nước dư thừa gây giữ nước trong cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy hoặc nôn ói, cần cung cấp nhiều nước hơn.
Khi bệnh nhân bị sốt, có thể cung cấp thêm cho bệnh nhân 100ml nước mỗi khi cơ thể tăng thêm 1oC ngoài nhiệt độ nền là 37oC.
Ngược lại trong trường hợp bệnh nhân bị phù nhiều, lượng nước uống phải ít hơn, lúc này chỉ nên cung cấp còn khoảng 2/3 lượng nêu trên...
Bệnh nhân suy thận mãn nên áp dụng chế độ ăn nhạt, đặc biệt khi có phù, cao huyết áp, suy tim.
Muối chỉ cung cấp từ 1 - 2g/ngày (khoảng 1/3 thìa cà phê muối), không ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa nhiều natri, hàm lượng natri tối đa cho phép trong khẩu phần phải nhỏ hơn 2.300mg mỗi ngày.
Người suy thận mãn phải tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều kali, đặc biệt là các loại trái cây nhiều kali như lựu, mít, cam, chanh, bưởi,  chuối, đào, nho, dâu, dừa, cam và nước cam ép, các loại dưa, quả mơ, kiwi.. cũng như các loại hạt trái khô như nhãn khô, vải khô, hạt điều, hạt dẻ, hạt đậu phụng, chocolate, cà phê...
Các loại rau quả tươi phần lớn đều chứa nhiều kali. Đặc biệt là các loại rau dền, rau muống, rau mồng tơi, nấm, củ cải trắng, đậu cove, su hào, khoai tây, cà chua, khoai lang.
Nếu muốn sử dụng các loại rau trên thì nên cắt nhỏ ngâm nước rồi đem luộc từ 2 - 3 lần mới ăn,  đồng thời bỏ nước luộc rau chỉ lấy xác.
Có thể sử dụng các loại ít kali như các loại rau quả họ bầu bí, susu, mướp, súp-lơ, bông cải xanh cũng như các loại trái cây ít kali như lê, quýt, vú sữa, dưa hấu, táo và nước táo ép, nước quất ép, mía, mận, dứa.
Hàm lượng kali tối đa mà bệnh nhân suy thận mãn có thể cung cấp là 1.500 - 2.000mg/ngày...

_______________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

7 tháng 3, 2011

Bệnh suy thận - nguy hiểm và tốn kém

Suy thận (ST) là một bệnh khá phổ biến. Phần lớn các bệnh nhân (BN) không có triệu chứng gì rõ ràng cho đến khi thận đã yếu trầm trọng. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, BN thường không biết là mình bị yếu thận. Khi chức năng của thận đã suy kiệt đến giai đoạn cuối cùng, thì BN phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận.
Bác sĩ Huỳnh Trần Dương Giới, Phó trưởng Khoa chăm sóc tập trung Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, những người bị ST mãn phải chạy thận nhân tạo mỗi tuần 2 lần. Chi phí khoảng 600.000 đồng/lần. Nếu BN có bảo hiểm y tế thì đồng chi trả khoảng 200.000 đồng. Khoản chi phí này không hề nhỏ, khi phải tốn thêm chi phí đi lại, ăn uống nếu BN ở xa. Vì vậy, ngoài sự suy kém về sức khoẻ vì dễ mắc phải các bệnh khác như các bệnh về tim mạch, chẳng hạn tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim... thì những người bệnh ST rất tốn kém về phương diện kinh tế.
 Bệnh suy thận - nguy hiểm và tốn kém
 Khi bị ST mãn tính, BN phải chạy thận nhân tạo rất tốn kém
Hai quả thận là những cơ quan bài tiết quan trọng trong cơ thể.  Qua hệ thống tuần hoàn, những chất dơ trong máu như chất urê được thận lọc ra từ máu thành nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể qua niệu quản và bàng quang.  Ngoài tác dụng lọc máu, thận cũng tiết ra những chất hoóc-môn quan trọng trong sự chuyển hoá của xương, sản xuất hồng huyết cầu và nhiều tác dụng khác để giữ một môi trường điều hoà trong cơ thể. Vì vậy, khi bị yếu thận, môi trường ổn định này bị xáo trộn vì những chất hoóc-môn này không được tiết ra nữa. Thêm vào đó, những chất dơ trong máu sẽ ứ đọng lại trong cơ thể vì không được bài tiết ra ngoài. Kết quả là BN sẽ có những triệu chứng ST.
Theo bác sĩ Giới, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ST. Có thể được chia ra làm hai loại: ST cấp tính và ST mãn tính. Sự phân biệt này là hoàn toàn dựa vào thời gian từ lúc BN bắt đầu bị bệnh đến lúc bệnh được chẩn đoán. Nếu thời gian này nhiều hơn 3 tháng thì được gọi là mãn tính hoặc kinh niên.
BN bị ST thường thì không có triệu chứng gì cả cho đến khi chức năng của thận chỉ còn khoảng 10 - 15%. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, BN thường không biết mình bị yếu thận. Những triệu chứng mà BN có thể cảm thấy gồm có ói mửa, biếng ăn, mệt mỏi, phù thủng tay chân, cao huyết áp và ngứa ngáy toàn cơ thể. Một số BN sẽ có huyết niệu (tiểu ra máu) hoặc protein niệu (nước tiểu có chất đạm) khi khám nước tiểu. Ngoài ra, BN cũng có thể thấy lượng nước tiểu giảm đi và họ sẽ đi tiểu ít đi... Và triệu chứng của bệnh ST mãn lại kín đáo hơn. BN thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu. Nếu không để ý, BN sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.
Vì không có triệu chứng rõ ràng nên cách duy nhất để chẩn đoán bệnh ST là thử nghiệm máu và nước tiểu. Khi thử nghiệm máu, thì mức độ của những chất dơ như urê sẽ cao hơn bình thường. Sau khi đã khám biết BN bị ST, bác sĩ có thể sẽ cho BN chụp siêu âm thận hoặc chụp quang tuyến tuỳ theo nguyên do ST. Cuối cùng là bác sĩ có thể làm “chọc thận” (kidney biopsy) tức sinh thiết để thử nghiệm tế bào thận hầu truy tìm nguyên nhân chính xác.
Để phòng ngừa ST mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách; tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều. Khi bị sạn thận (cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu) phải điều trị ngay để không gây bế tắc. Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu, khoảng 1,5 lít/ngày. Không nên ăn quá nhiều đạm động vật, vì ăn nhiều đạm sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn. Tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc... Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều nước hơn. Khi BN có bệnh cao huyết áp, tiểu đường... cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ. Với những người chỉ còn một quả thận, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra. Đồng thời, khám sức khoẻ định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.

_____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com



Đọc tiếp →

6 tháng 3, 2011

SUY THẬN Ở VIỆT NAM - BÁO ĐỘNG ĐỎ

Gần 6 triệu người dân đang bị bệnh suy thận (chiếm 6,73% dân số), trong đó 80.000 người đã chuyển sang giai đoạn cuối, Việt Nam đang chịu gánh nặng rất lớn từ bệnh nhân đè lên xã hội. Thông tin báo động trên được đưa ra tại Hội nghị “Thận nhân tạo và chất lượng trong lọc máu” diễn ra sáng 4-4 tại TPHCM với sự tham dự của gần 30 bệnh viện thuộc 11 tỉnh thành và các chuyên gia y tế về thận-niệu quốc tế.

Rất đông bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo tại BV An Sinh - TPHCM.
Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM từ nhiều năm qua đã gánh vác trách nhiệm chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân suy thận, nhất là suy thận mãn giai đoạn cuối.
Với chuyên khoa Thận nội, BV đã triển khai lọc máu (chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc), tuyển chọn ghép và điều trị sau ghép thận cho hàng ngàn bệnh nhân. Và hiện nay, theo BS Tạ Phương Dung, Trưởng khoa, lượng bệnh nhân thường xuyên đang điều trị là trên 900 người.
Số bệnh nhân suy thận được khám và điều trị tại BV Chợ Rẫy TPHCM cũng không ngừng tăng lên trong các năm qua.
Theo số liệu từ khoa Tiết- Niệu của BV, ngoài số bệnh nhân suy thận thể nhẹ điều trị  ngoại trú, hiện trong khoa Chạy thận nhân tạo (CTNT) và các cơ sở khác của BV liên tục phục vụ cho gần hơn 700 bệnh nhân bị suy thận nặng giai đoạn cuối. Chỉ có 46 máy CTNT, BV phải chia ra 4 ca để chạy, mỗi ca từ 3-4 tiếng đồng hồ. Tính ra, mỗi ngày BV Chợ Rẫy TPHCM phải CTNT trung bình hơn 200 bệnh nhân, chưa kể có tới 30-40 bệnh nhân suy thận phải cấp cứu/ngày.
Theo số liệu thống kê của BV Nhân dân 115 TPHCM, tổng số bệnh nhân suy thận đang CTNT của cả nước tính đến tháng 2-2009 đã gần 6.000 người. Trong đó TPHCM có gần 2.000 bệnh nhân (chiếm 32%). Cả TP có 336 máy CTNT phân bố ở 19 BV nhưng gần như không ngừng hoạt động.

Phó Giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi, BV Bạch Mai - Hà Nội cho biết qua điều tra nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang có gần 80.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu. Tuy nhiên, mới chỉ 10% trong số đó được đáp ứng điều trị,  90% còn lại đều tử vong.
Một điều đáng quan tâm khác là tiền bảo hiểm y tế chi trả không xuể cho bệnh nhân. Theo BS Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHXH - Bộ Y tế, BHYT đã chi trả cho bệnh nhân CTNT 300.000 đồng/lần chạy thận từ nhiều năm qua và mới đây đã tăng lên 400.000 đồng. Hiện chi trả cho bệnh nhân CTNT đã chiếm 10% trên tổng chi của BHYT (năm 2008 là trên 1.000 tỷ đồng) khiến quỹ BHYT luôn… bội chi.

Theo BS Hương, bình quân một bệnh nhân CTNT hoặc lọc màng bụng đã “ngốn” trên 100 triệu đồng/năm của BHYT. Do vậy, trong đề án đổi mới viện phí mà Bộ Y tế sắp ban hành cần xem xét tính đúng tính đủ chi phí chạy thận, lọc thận để cơ sở y tế đủ bù đắp. Hơn nữa cần nghiên cứu chính sách BHYT nói chung và cho bệnh nhân chạy thận, lọc thận nói riêng nhằm đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân tham gia BHYT.
Trước thực trạng nói trên, PGS Nguyễn Nguyên Khôi cho rằng đã đến lúc cấp thiết tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng để dự phòng, phát hiện sớm bệnh suy thận, nhà nước cần có chiến lược trong điều trị bệnh thận và suy thận như chẩn đoán sớm, điều trị bảo tồn lâu dài, nâng cao chất lượng điều trị với giá thành hợp lý nhất.

Cùng với đó là tăng cường đào tạo đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên về bệnh thận, phát triển BHYT toàn dân và BHYT tư nhân để bệnh nhân suy thận được thụ hưởng, đầu tư trang thiết bị máy móc, thành lập các trung tâm chạy thận, lọc thận tới tận BV quận huyện, phòng khám…

__________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

5 tháng 3, 2011

Bệnh suy thận mạn tính có liên quan đến mất thính lực?

Một nghiên cứu mới đây cho thấy người cao tuổi bị bệnh thận mạn tính mức độ vừa dễ bị điếc hơn so với những người cùng tuổi. Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Sydney, Melbourne và Macquarie (Ôxtrâylia) đã chỉ ra rằng người già bị suy thận mạn tính (CKD) thường kém thính lực hơn những người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi.
Bệnh suy thận mạn tính có liên quan đến mất thính lực?
Họ tiến hành xem xét bệnh án của khoảng 2.564 bệnh nhân trên 50 tuổi, trong đó có 513 bệnh nhân mắc bệnh CKD và nhận thấy rằng khoảng 54,4% bệnh nhân suy thận mạn tính bị suy giảm thính lực và gần 30% bị mất thính lực nghiêm trọng. Trong đó tỷ lệ này tương ứng là 28,3% và 10% đối với nhóm bệnh nhân không có vấn đề về thận.
Các nhà nghiên cứu có điều chỉnh những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thính lực, bao gồm độ tuổi, giới tính, độ ồn, giáo dục, ăn kiêng, tăng huyết áp, tiền sử đột quỵ và hút thuốc.
Các nhà khoa học Australia đã đưa kết luận sau khi nghiên cứu hơn 2.900 người ³50 tuổi, trong đó có 513 người bị bệnh thận mức độ vừa. Trong số này, 54% bị điếc, trong khi chỉ 28% số người không có bệnh thận bị điếc. Các xét nghiệm cho thấy 30% số bệnh nhân có bệnh thận mạn tính bị điếc nặng, trong khi chỉ 10% số người nhóm còn lại bị điếc nặng.
Tiến sĩ David Harris ở Trường ĐH Y Sydney, ĐH Sydney cho biết: có mối liên quan rõ rệt giữa bệnh thận mạn tính và điếc tai. “Mối liên quan này có thể được giải thích bằng sự tương đồng về cấu trúc và chức năng giữa các mô tai trong và mô thận. Hơn nữa, các độc tố tích tụ trong suy thận có thể làm tổn hại thần kinh, kể cả thần kinh ở tai trong. Một lý do khác giải thích cho mối liên quan này là bệnh thận và điếc tai đều có cùng các yếu tố nguy cơ phổ biến, bao gồm bệnh tiểu đường, huyết áp cao và tuổi già.”
Tiến sĩ Kerry Willis, Phó giám đốc của Quỹ Thận Quốc gia (Australia) cho biết: phát hiện này có thể làm thay đổi cách thức chăm sóc bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính của bác sĩ lâm sàng. Các xét nghiệm về thính lực sớm hơn và đeo máy trợ thính giúp “cải thiện chất lượng sống và kiểm soát bệnh tốt hơn, lần lượt, có thể bảo tồn chức năng nghe”.
Mối liên hệ của bệnh suy thận mạn tính với thính lực có thể là do sự tương đồng về chức năng và cấu trúc giữa tế bào tai và thận. Hơn nữa các chất độc xuất hiện do thận hư cũng gây ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh ở khu vực tai. Đặc biệt, suy thận và suy giảm thính lực có một vai trò và nhân tố ảnh hưởng giống nhau như ăn kiêng, tăng huyết áp và tuổi cao.

___________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

4 tháng 3, 2011

Cảnh giác với những dấu hiệu suy thận sớm

Các bệnh viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn đều có thể tiến triển đến suy thận. Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và điều trị nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống.
Suy thận có hai loại suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận cấp thường do: nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Việc điều trị bao gồm điều chỉnh lại các chức năng thận, chạy thận nhân tạo.
Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Nếu các nguyên nhân được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm tình trạng suy thận, tuy không thể hồi phục lại được chức năng thận đã bị suy yếu. Suy thận dẫn đến tình trạng nhiễm độc cho cơ thể bởi các chất thải trong máu không được loại trừ ra ngoài.
Những dấu hiệu suy thận thường rất mơ hồ
Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh: cảm cúm, ngộ độc thức ăn, thức ăn không hợp khẩu vị, thiếu chất đạm hay bị nhược cơ. Người cao tuổi, bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc gia đình có người bị bệnh thận là những yếu tố dễ bị suy thận.
Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi (thường xuyên mệt hoặc chỉ mệt khi hoạt động thể lực), khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ... có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được các chất độc. Những triệu chứng này cũng xuất hiện vì các nguyên nhân khác, do đó cần thăm khám tỉ mỉ và làm các xét nghiệm.


Suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể: Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa.
Suy thận do tích tụ nước trong cơ thể: phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi). Giữ nước biểu hiện bằng các triệu chứng: phù, tăng huyết áp và khó thở. Phù trắng, mềm, ấn lõm, đôi khi chỉ nặng hai mi mắt hoặc nặng hơn là phù to toàn thân, tăng cân nhanh chóng. Tăng huyết áp cả số tối đa và số tối thiểu. Sự mất cân bằng giữa lượng muối và nước uống, có thể làm nước tích tụ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu. Nhưng liệu pháp này có thể không kéo dài được lâu và bệnh nhân phải lọc máu. Do đó bệnh nhân suy thận, khi thấy những triệu chứng trên cần phải đến khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.
Suy thận có thể do thận bị tổn thương: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu.
Suy thận có thể do thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn...
Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao. Nhưng có một số bệnh nhân, mặc dù đã điều chỉnh hàm lượng phospho và canxi máu nhưng triệu chứng ngứa vẫn còn, có lẽ do kích thích thần kinh trong da, do sự tích tụ các độc tố bởi thận không có khả năng lọc. Đối với trường hợp này, phải tiến hành chạy thận nhân tạo để điều trị. Bệnh nhân có thể thấy đau ở chân tay, nếu xác định bệnh nhân bị đau dây thần kinh do thận thì cần phải lọc máu.
Làm gì để phát hiện và điều trị suy thận sớm?
- Bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra để xác định chính xác suy thận khi các triệu chứng xuất hiện, vì các dấu hiệu của suy thận không rõ rệt và đặc thù. Nhiều trường hợp, việc điều trị chỉ dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp khác mà không phải chạy thận nhân tạo. Chỉ định chạy thận nhân tạo phải dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng bệnh. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính bệnh nhân phải được điều trị sớm mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.
- Bệnh suy thận thường không có nhiều dấu hiệu, bệnh nhân nên ghi lại các dấu hiệu của mình, theo dõi và báo cho bác sĩ khám bệnh biết.
- Cần tìm hiểu nhiều thông tin hơn để loại trừ bệnh và nếu có bị bệnh, khi được phát hiện sớm, có thể thực hiện các cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Một phương pháp để làm chậm tiến trình phát triển bệnh hay ngăn chặn không thể xảy ra suy thận mạn, đặc biệt là khi bệnh mới bị ở giai đoạn đầu là kiểm soát huyết áp. Nên điều trị tích cực để giữ huyết áp ở mức trung bình (120/80mmHg) hoặc thấp hơn nếu bạn bị tiểu đường và/hoặc có protein trong nước tiểu.

___________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

3 tháng 3, 2011

Vai trò của lọc huyết tương trong điều trị một số bệnh thận

Lọc huyết tương là  một phương pháp mà trong đó người ta  dùng  một loại phương tiện có khả năng lọc huyết tương để làm giảm hoặc loại bỏ một số thành phần trong huyết tương như các tự kháng thể, các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu vv...hay nói một cách khác là dùng máy lọc để làm giảm hoặc loại bỏ khỏi huyết tương những thành phần dư thừa, cũng như các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
alt
Tùy thuộc vào chất hoặc thành phần mà chúng ta cần loại bỏ mà áp dụng các phương pháp lọc huyết tương khác nhau. Lọc huyết tương đã đem lại những kết quả rất khả quan trong điều trị nhiều tình trạng bệnh lý. Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi sẽ chỉ tập trung đi sâu vào vai  trò của lọc huyết tương trong điều trị  một số bệnh  thận mà nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến cơ chế miễn dịch.

Lọc huyết tương (LH-plasmapheresis) hay thay thế huyết tương ( Plasma exchange) là một phương pháp hữu hiệu  đã và đang được  sử dụng một cách rộng rãi trong điều trị một số bệnh lý cầu thận có cơ chế tự  miễn dịch và tự kháng thể.


Tổn thương thận có thể là hậu quả của một số bệnh tự miễn dịch, quá trình gây bệnh chủ yếu là  do các tự kháng thể gây nên, và chính sự kết hợp giữa kháng nguyên - tự kháng thể trong huyết tương đã tạo nên các phức hợp miễn dịch và chính những  phức hợp miễn dịch này lắng đọng ở  thận và cuối cùng gây nên các tổn thương ở thận mà chủ yếu là gây nên các bệnh lý  cầu thận.


Do vậy việc loại bỏ các tự  kháng thể đóng vai trò then chốt trong  điều trị những bệnh  này.


1. Bệnh do kháng thể chống màng đáy cầu thận.


Những kháng thể (KT) kháng collagen týp 4 màng đáy cầu thận và  gây nên những  tổn thương ở màng đáy mao quản cầu thận và  phế nang, hậu quả là gây nên  tình trạng viêm cầu thận và chứng xuất huyết ở phổi ( hội chứng Goodpasture) .


Bệnh viêm cầu thận do kháng thể chống màng đáy cầu thận là một trong những bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả trực tiếp của phức hợp KN- KT, mà kháng nguyên (KN) ở đây chính là các thành phần của màng đáy mao quản cầu thận. Viêm cầu thận, cùng với tổn thưong phế nang gây nên bệnh cảnh ho ra máu là một bệnh lý điển hình do KT chống Collagen týp 4 ( IgG) gây nên, tuy nhiên tự KT có thể là IgA trong  một số trường hợp không điển hình.


Do đó lọc huyết tương có giúp loại bỏ các tự KT chống màng đáy mao quản cầu thận và do đó làm giảm nồng độ creatinin trong huyết tương một cách nhanh chóng do đó góp phần  lảm tỷ lệ bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên hiệu quả của LHT còn phụ thuộc vào một số yếu tố như : mức độ suy thận trứơc khi lọc, ở những bệnh nhân có nồng đọ creatinin huyết thanh >7mg/dl trước lọc thì  khả năng chức năng thận trở về bình thường là tương đối thấp. Tuy nhiên LHT trong các trường hợp này rất có hiệu quả, nó góp phần cải thiện tình trạng  tình trạng xuất huyết phổi , ngay cả ở những bệnh nhân có suy thận nặng. Nếu tiến hành LHT hàng ngày ở những bệnh nhân này thì ngoài tác dụng loại bỏ các tự kháng thể, LHT còn có tác dụng làm giảm các yếu tố trung gian  gây viêm và bổ thể. Quá trình lọc có thể tiến hành liên tục trong 12 ngày và lọc khoảng 4 lít huyết tương /ngày. Cũng có thể tiếp tục tiến hành LHT dài ngày hơn nếu như nồng độ của các tự  KT trong máu vẫn tiếp tục tăng lên.


Cùng với LHT điều trị  phối hợp với các thuốc giảm miễn dịch như steroid, cyclophosphamide hoặc azathioprine là cần thiết nhằm tiếp tục làm giảm nồng độ của các tự  KT và ngăn chặn quá trình viêm và tiến triển của viêm.


2. Bệnh viêm cầu thận tiến triển nhanh và viêm cầu thận có tăng sinh tế bào hình liềm  không do KT chống màng đáy cầu thận


Viêm cầu thận (VCT) tiến triển nhanh  có thể gập ở những  bệnh nhân có KT chống màng đáy cầu thận, KT chống bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính, VCT lupus, VCT trong bệnh cryoglobulin máu..  chi tiết có thể được liệt kê dưới đây:


- VCT do KT chống màng đáy cầu thận: Hội chứng Goodpasture


- VCT do phức hợp miễn dịch : Sau các trường hợp nhiễm liên cầu, viêm nội tâm mạc bán cấp    nhiễm khuẩn, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh cầu thận IgA, Cryoglobulin máu, VCT màng lan tỏa

- Bệnh u hạt  Wegner`s
- Viêm đa động mạch
- VCT trong bệnh KT chống bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính

Ở những bệnh nhân này để có hiệu quả rõ rệt nên tiến hành LHT 4 lần/tuần đầu tiên với 4 lít huyết tương được thay thế băng albumin. Một số tác giả cho rằng LHT ít có hiệu quả trong những trường hợp mà nguyên nhân gây viêm cầu thận không do KT kháng màng đáy cầu thận, tuy nhiên  đối với những bệnh nhân có suy thận nặng  và phụ thuộc vào thận nhân tạo thì LHT lại cho những kết quả rõ rệt.


3. Bệnh cầu thận IgA


Viêm cầu thận IgA là một thể điển hình của VCT, tổn thương cầu thận là do quá trình lắng đọng IgA ở gian mạch cầu thận. Bệnh này ban đầu được coi là bệnh VCT lành tính, hay đái máu tái phát lành tính. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 30% viêm cầu thận IgA tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối, 10% có biểu hiện của VCT tiến triển nhanh .


Việc loại bỏ IgA bằng LHT đã cho những kết quả hết sức khả quan trên phương diện phục hồi chức năng thận ở cả giai đoạn cấp cũng như ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Viêm cầu thận IgA ở giai đoạn mạn tính thì LHT vẫn có nhưng giá trị nhất định và là phương pháp được lựa chọn hàng đầu đối với thể bệnh VCT tiến triển nhanh. Trong những trường hợp này, liệu phấp ức chế miễn dịch nên được dùng song song với LHT. Trong trường hợp VCT tiến triển nhanh ở trẻ em thì đoi khi  chỉ cần LHT đơn thuần cũng cho kết quả rất khả quan.


Thời gian  và liều lượng lọc nên căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên thông thường thì lọc 3 lần/ 2 tuần đầu, sau đó 1 lần/tuần và kéo dài trong 6 tuần.


4. Viêm cầu thận Lupus


Tổn thương cầu thận trong bệnh Lupus  là rất nặng nề, bởi sự lắng đọng của rất nhiều các KT miễn dịch ở cầu thận, đó là IgG, IgA, IgM...Do vậy nhanh chóng loại bỏ các KT này có một ý nghĩa sống còn trong điệu trị VCT Lupus. Mặc dù còn một số tranh cãi về vai trò của LHT để điều trị VCT Lupus, tuy nhiên lợi ích của LHT trong rất nhiều trường hợp VCT Lupus là rất rõ ràng như trong; VCT Lupus có hội chứng thận hư mà không đáp ứng với Cyclophosphamide, VCT Lupus ở những bệnh nhân đang mang thai không có chỉ định dùng thuốc gây độc tế bào,và trong các trường hợp VCT Lupus có tăng độ nhớt của máu, cryoglobulin máu, xuất huyết phổi và ban xuất huyết giảm tiểu cầu.


LHT cũng còn được chỉ định để  kết hợp với liệu pháp miễn dịch hoặc chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi  liệu pháp miễn dịch được bắt đầu. LHT ở những giai đoạn này rất có ý nghĩa vì các tế bào lympho sẽ bị kích thích sau LHT và làm tăng độ nhạy cảm với các thuốc ức chế miễn dịch.
alt
5. Hội chứng kháng thể chống đông Lupus, kháng thể kháng cardiolipin và kháng thể kháng phospholipid

KT kháng cardiolipin và KT chống đông Lupus làm gia tăng tình trạng tắc mạch, gây xảy thai tái diễn ở phụ nữ và một số bệnh lý cầu thận. Khi sinh thiết thận ở những bệnh nhân Lupus ban đỏ người ta đã quan sát thấy 32% các trường hợp có những bằng chứng về tắc mạch. ở bệnh nhân có KT kháng phospholipid dương tính thì 30% số bệnh nhân có tình trạng đông máu trong các vi mạch và lắng đọng fibrin ở các cầu thận. Mặc dù  chống đông là phương pháp điều trị chủ yếu ở nhóm bệnh nhân này, tuy nhiên LHT giúp  loại bỏ phần lớn các KT chống phospholipid do đó làm giảm tình trạng đông máu rải rác ở vi mạch. Mặt khác ở những bệnh nhân mang thai mắc hội chứng chống phospholipid, LHT giúp làm giảm  biến chứng xảy thai hoặc nguy cơ phải bỏ thai.


6. Xơ hóa cầu thận cục bộ dạng ổ và mảnh tái phát sau ghép thận

Ở những bênh nhân suy thận giai đoạn cuối do xơ hóa cầu thận  cục bộ dạng ổ và mảnh thường có protein niệu cao sau ghép thận. Một phần trong số những bệnh nhân này có biểu hiện tăng 1 loại protein trong máu mà dạng protein này có tác dụng gây tăng tính thấm của cầu thận đói với albumin. Vì protein này có trọng lượng phân tử dưới 10.000 dalton, điều đó chứng tỏ loại protein này không phải là  một globulin miễn dịch. Mặt khác khi LHT ở những bệnh nhân này ngay sau ghép thận đã là giảm đáng kể tỷ lệ tái phát viêm cầu thận cục bộ dạng ổ và mảnh cũng như giảm lượng  protein niệu.


7. Lọc huyết tương nhằm loại bỏ kháng thể gây độc tế bào ở những bệnh nhân trước ghép thận

alt
Huyết tương
Một lượng lớn bệnh nhân trước ghép thận có tình trạng tăng KT gây độc tế bào, đây chính là  một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thải ghép tối cấp. KT phản ứng trong huyết tương là một loại KT  nằm trong nhóm này. Bằng cách dùng protein A để hấp thụ những KT loại này cũng như dùng các thuốc ức chế miễn dịch phối hợp thì tỷ lệ thành công của các ca sau ghép thận đã tăng lên  một cách đáng kể cũng như chức năng thận được duy trì một cách ổn định sau một thời gian tương đối dài. Mặt khác những bệnh nhân được ghép thận có nhóm máu O , nhận thận của người cho có kháng nguyên A2 và B thì LHT trước ghép nhằm mục đích làm giảm nồng độ KT A hoặc B do đó  giảm đáng kể tỷ lệ thải ghép cấp tính.

8. Lọc huyết tương sau ghép thận


Cùng với các thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide, Cellcept, Methylprednisolon truyền tĩnh mạch , LHTđã góp phần đáng kể làm giảm nồng đọ KT kháng HLA do đó chức năng thận sau ghép được cẩi thiện góp phần làm tăng tỷ lệ thành công sau ghép thận . Mặt khác LHT còn có tác dụng làm giảm hàm lượng bổ thể C4d - một loại bổ thể thường tăng lên trong huyết  tương ở những bệnh nhân sau khi ghép, do dó làm cũng làm giảm tỷ lệ thái ghép thể dịch cấp tính.


9. Phòng chống tình trạng tái phát bệnh  nguyên phát ở thận ghép


Rất nhiều bệnh nhân xuất hiện bệnh lý nguyên phát ở thận ghép như một số bệnh  viêm cầu thận cục bộ dạng ổ và mảnh, viêm cầu thận IgA, VCT màng tăng sinh.


LHT đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát những bệnh lý nêu trên ở thận ghép.


Hội chứng tăng ure máu- tan máu là một trong những biểu hiện có tần xuất tái phát cao ở  bệnh nhân sau ghép, tỷ lệ này có thể lên dến 40-60%. Tuy nhiên cần phân biệt giữa hội chứng tăng ure máu - tan máu với  một số tình  huống khác như :thải ghép thể mạch cấp tính, nhiễm độc Cycloporine hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác, cũng như các KT chống tế bào lympho gây độc cho thận. Quá trình LHT có thể được tiến hành cho đến  khi chức năng thận trở về bình thường.


10. Bệnh Cryoglobulin máu


Cryoglobulin là những globulin miễn dịch hoặc phức hợp globulin, những loại globulin này có khả năng đông vón  ở nhiệt độ thấp nhưng lại có khả năng  hòa tan ở nhiệt độ cao hơn.


Có 3 thể bệnh Cryoglobulin máu:


- Thể thứ nhất: Cryoglobulin ở đây là các KT đơn dòng hay gặp trong một số bệnh như u tủy, bệnh Waldenstrom`s macroglobulin  máu và một số bệnh có tăng sinh dòng  tế bào lympho.


- Thể thứ 2: Là thể bệnh phối hợp giữa Cryoglobulin với một loại KT đơn dòng, hay gặp ở một số bệnh có rối loạn tăng sinh tế bào dòng lympho, bệnh tự miễn dịch và nhiễm virus.


- Thể thứ 3: Là thể bệnh phối hợp của Cryoglobulin và các KT đa dòng  rất hay gặp trong bệnh viêm gan C.


Tổn thương thận ở bệnh nhân Cryoglobulin máu là do lắng đọng Cryoglobulin và/hoặc các phức hợp miễn dịch ở mao mạch cầu thận, quá trình hoạt hóa bổ thể và viêm mạch. LHT là phương pháp được lựa chọn trong những trường hợp nặng như; thời kỳ hoạt động của bệnh gây nên suy thận tiến triển nhanh  hoặc bệnh lý thần kinh tiến triển.


Ngày nay trong điều trị viêm gan do virus C , Interferon dùng phối hợp với Ribavirin là sự lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên vai trò của 2 thuốc này trong cải thiện chức năng thận là chưa thật rõ ràng.Trong một số trường hợp có viêm cầu thận nặng  hoặc bệnh khởi phát với các biểu hiện nặng nề thì LHT cho kết quả rất rõ rệt.


ở những bệnh nhân viêm nội tâm mạch bán cấp nhiễm khuẩn biểu hiện như Cryoglobulin týp 3, hoặc một số bệnh cảnh nhiễm trùng khác gây nên Cryoglobulin  máu thì chỉ định  LHT là biện pháp được lưa chọn đầu tiên trước khi phối hợp với các biện pháp điều trị  khác.


11. Bệnh xơ cứng bì


ở những bênh nhân xơ cứng bì mà có KT chống bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính thì LHT đem lại hiệu quả nhanh và rõ ràng, trong những trường hợp này LHT bằng hệ thống lọc đôi (Double-filtration) sẽ làm giảm nhanh các tự KT này, LHT còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng suy thận ngay cả khi bệnh nhân chỉ được dùng với liều rất thấp thuốc ức chế miễn dịch. Mặt khác ở bệnh nhân xơ cứng bì  có hàm lương KT kháng nhân cao thì  khi dùng corticoide uống hoặc tiêm tĩnh mạch phối hợp với LHT (thông thường chỉ cần từ 10-12 lần lọc) các triệu chứng về da và khớp được cải thiện một cách nhanh chóng.
alt
12.Viêm  thận  kẽ cấp tính

LHT thường được dùng phối hợp với Corticoide và Cyclosporine ở những bệnh nhân viêm thận  kẽ  mà ở những bệnh nhân đó có bầng chứng rõ rệt về tổn thương thận do KT chống màng đáy  tế bào ống thận gây nên. Thông thường chỉ cần  lọc 3-4 lít /ngày  trong 5 ngày liên tục và sau đó  2 ngày/lần  trong vòng 1 tuần đã cho kết quả khả quan.


13. Suy thận cấp trong bệnh đa u tủy xương


Do sự gia tăng các globulin miễn dịch  mà chủ yếu là các chuỗi nhẹ trong huyết tương đã  làm tắc nghẽn lòng ống thận bởi các trụ globulin miễn dịch này và hậu quả cuối cùng là tình trạng suy thận cấp.ở những bệnh nhân này LHT có hiệu quả nhanh hơn là dùng hóa trị liệu đơn độc bởi vì LHT làm giảm nhanh nồng độ của các globulin miễn dịch gây độc trong máu, do vậy nếu chúng ta loại trừ được các nguyên nhân gây suy thận cấp khác thường hay gặp trong bệnh đa u tủy xương như mất nước, tăng canxi máu, tăng axít uric máu, viêm thận bể thận...) thì  LHT  phối hợp với các biện pháp hóa trị liệu phù hợp sẽ có tác dụng cải thiện chức năng thận và làm tăng tỷ lệ sống sót ở những bệnh nhân này. Mặt khác tỷ lệ thành công của LHT sẽ cao hơn rất nhiều nếu như phát hiện sớm tình trạng suy giảm chức năng thận  ngay từ khi chưa có biểu hiện thiểu niệu hoặc vô niệu.


Hiện nay khoa Thận - tiết niệu bệnh viện Bạch mai đã và đang áp dụng phương pháp LHT để điều trị một số trường hợp viêm cầu thận Lupus như ;bệnh ở giai đoạn hoạt động tiến triển nặng, hoặc liệu trình truyền liều cao "Pulse therapy" Methylprednisolon phối hợp với liều uống duy trì bằng prednisolon và cyclophosphamid không kết quả, hoặc viêm cầu thận Lupus phối hợp với những biểu hiện thần kinh tâm thần nặng. Phương pháp này đem lại một số kết quả bước đầu rất khả quan.

_________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
 
Đọc tiếp →