24 tháng 2, 2011

Bệnh Suy Thận

Lời Giới Thiệu:
Bệnh suy thận là một căn bịnh thông thường ảnh hưởng tới rất nhiều người trên thế giới. Ở nước Mỹ, tỉ số những bệnh nhân bị hư thận mỗi ngày một gia tăng. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 20 triệu người trên nước Mỹ bị bệnh suy thận. Trong năm 2001, tổng số tiền chương trình Medicare chi tiêu cho những bệnh nhân bị hư thận là gần 23 tỉ Mỹ kim. Ðến năm 2010, con số này sẽ lên tới 28 tỉ Mỹ kim. Ngoài sự tốn kém về phương diện kinh tế, những người bệnh suy thận thường bị suy kém về sức khỏe vì dễ mắc phải các bệnh khác. Chẳng hạn như các bệnh về tim mạch như tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Cho nên, theo tỉ lệ trung bình thì họ chết sớm hơn những người không có bệnh thận. Vì vậy, nhiều tổ chức và hội đoàn y khoa Hoa Kỳ như National Kidney Foundation đang có những phong trào nhằm truy tìm và ngăn chặn căn bệnh suy thận và hư thận qua những chương trình giáo dục phổ thông.
Chức Năng Của Thận:
Ðể hiểu được sự suy thận hay hư thận là gì, chúng ta cần phải biết chức năng của thận là gì khi lành mạnh.  Mỗi người chúng ta thường đều có hai quả thận nằm ở vị trí đằng sau lưng dưới cạnh sườn. Hai quả thận là những cơ quan bài tiết quan trọng trong cơ thể.  Qua hệ thống tuần hoàn, những chất dơ trong máu như chất urê được thận lọc ra từ máu thành nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể qua niệu quản và bàng quang (bọng đái).  Ngoài tác dụng lọc máu, thận cũng tiết ra những chất hoóc môn (hormone) quan trọng trong sự chuyển hoá của xương, sự sản xuất hồng huyết cầu, và nhiều tác dụng khác chủ yếu để giữ một môi trường điều hòa trong cơ thể.  Vì vậy, khi bị yếu thận, môi trường ổn định này bị xáo trộn vì những chất hoóc môn này không được tiết ra nữa.  Thêm vào đó, những chất dơ trong máu sẽ ứ đọng lại trong cơ thể vì không được bài tiết ra ngoài.  Kết qủa là người bệnh nhân sẽ có những triệu chứng suy thận.
Bệnh Suy Thận:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận.  Nhưng nói một cách tổng quát thì suy thận có thể được chia ra làm hai loại: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính.  Sự phân biệt này là hoàn toàn dựa vào thời gian từ lúc mà người bệnh nhân bắt đầu bị bệnh đến lúc mà bệnh được chẩn đoán.  Nếu thời gian này nhiều hơn ba tháng thì được gọi là mãn tính hoặc kinh niên.


Suy Thận Cấp Tính:
Ðặc điểm của suy thận cấp tính là bệnh phát triển khá nhanh làm cho thận suy yếu mau chóng.  Nguyên nhân bệnh suy thận cấp tính thường được chia ra ba loại chính: trước thận (pre-renal), sau thận (post-renal), và trong thận (intrinsic).
Loại đầu tiên là những nguyên do "trước thận", có nghĩa là những ảnh hưởng hoặc những yếu tố ngoài quả thận nhưng cũng có thể làm giảm đi khả năng của thận.
Chẳng hạn như khi sự cung cấp máu cho thận bị giảm đi trong trường hợp suy tim vì nhồi máu cơ tim, hoặc bị sốc vì xuất huyết, bị mất nước trong cơ thể, hay bị vi khuẩn trong máu.  Những bệnh nhân bị sơ gan trong giai đoạn cuối cũng có thể bị yếu thận vì lý do trên.  Ngoài ra, chứng nghẽn động mạch thận cũng sẽ làm hạ chức năng của thận.
Loại suy thận cấp tính thứ hai là những ảnh hưởng sau quả thận, có nghĩa là những yếu tố ảnh hưởng đến những bộ phận sau quả thận như niêu quản và bàng quang (bọng đái).  Trong trường hợp này thì thường có sự tắt nghẽn đường tiểu làm cho nước tiểu và chất phế thải ứa đọng trong thận và làm giảm đi chức năng lọc của thận.  Một vài thí dụ điển hình gồm sưng tiền liệt tuyến, sạn thận, hoặc ung thư bàng quang.
Loại suy thận cấp tính thứ ba là những bệnh xuất phát ngay trong quả thận.  Loại suy thận này có thể xảy ra khi những tế bào thận bị tổn thương vì những độc tố được lọc qua thận, hay là vì sự phản ứng do chất kháng thể gây nên, hoặc là vì sự viêm những tế bào thận vì dị ứng thuốc men, nhất là những thuốc kháng sinh.  Những hoá chất mà có tính cách độc cho thận gồm có các loại thuốc kháng sinh thông thường như Gentamycin.  Một vài thí dụ bệnh suy thận do phản ứng chất kháng thể gồm có bệnh viêm thận do lupus ban đỏ (lupus nephritis) hoặc viêm mạch máu toàn thân (vasculitis).  Ngoài ra còn có các chứng tổng hợp viêm thận cấp tính khác cũng có thể làm suy thận cấp tính.
Suy Thận Mãn Tính:
Khi suy thận cấp tính mà kéo dài hơn 3 tháng mà không hồi phục, thì sẽ trở thành mãn tính (kinh niên).  Vì vậy, tất cả những nguyên nhân mà gây nên suy thận cấp tính đề cập tới phía trên đều có thể gây nên suy thận mãn tính.  Nói như vậy không có nghĩa là đa số các ca suy thận cấp tính sẽ trở thành mãn tính nếu không được chữa trị triệt để.  Thật ra, chỉ có khoảng 10-20% những ca suy thận cấp tính sẽ trở thành mãn tính.  Ðại đa số các bệnh nhân bị suy thận mãn tính không hề bị suy thận cấp tính trước.
Nói một cách tổng quát và dễ hiểu thì bệnh suy thận mãn tính cũng có thể được chia ra làm hai loại.  Loại thứ nhất là suy thận do những bệnh khác gây nên.  Thí dụ cụ thể là bệnh tiểu đường và bệnh cao áp huyết.  Hai bệnh này là nguyên nhân đưa đến hơn 60% của tất cả các trường hợp suy thận mãn tính.  Ở nước Mỹ, nguyên nhân chính dẫn đến sự hư thận cần phải lọc máu là do bệnh tiểu đường.  Nếu bệnh nhân đã mắc phải bệnh tiểu đường hoặc cao áp huyết thì phải tuyệt đối cố gắng giữ độ đường và áp huyết thật bình thường để tránh bị suy thận.
Loại bệnh mãn tính thứ hai là suy thận do những bệnh phát xuất từ quả thận.  Loại này thì khá phức tạp và hiếm hơn loại trên, nhưng có thể tóm tắt lại qua vài thí dụ sau:
1.     Bệnh IgA (IgA nephropathy), viêm thận lupus ban đỏ (lupus nephritis), hoặc viêm mạch máu toàn thân đều có thể bắt đầu là bệnh cấp tính, rồi lâu dài sẽ trở thành mãn tính.
2.     Những bệnh di truyền rất hiếm như hội chứng Alport (Alport's Syndrome) và bệnh thận đa nang dạng (thận có rất nhiều u nang).
3.     Viêm mô thận (interstitial nephritis) do thuốc men gây ra chẳng hạn như những thuốc giảm đau (thí dụ như thuốc Ibuprofen).
Triệu Chứng:
Thường thì người bệnh nhân không có triệu chứng gì cả cho đến khi chức năng của thận chỉ còn khoảng 10-15%.  Vì vậy, trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không biết là mình bị yếu thận.  Những triệu chứng người bệnh nhân có thể cảm thấy gồm có ói mửa, biếng ăn, mệt mỏi, phù thủng tay chân, cao áp huyết, và ngứa ngáy toàn cơ thể.  Một số bệnh nhân sẽ có huyết niệu (tiểu ra máu) hoặc protein niệu (nước tiểu có chất đạm) khi khám nước tiểu.  Ngoài ra, người bệnh nhân cũng có thể thấy lượng nước tiểu giảm đi và họ sẽ đi tiểu ít đi.  Có một triệu chứng mà ít có ai bị suy thận thật sự gặp phải, đó là đau eo lưng.  Chỉ có hai trường hợp liên quan tới thận mà có thể làm bệnh nhân bị đau eo lưng gần chỗ thận, đó là viêm thận do vi khuẩn và sạn thận.Ngoài hai trường hợp đó, thì không có bệnh nào đã nêu ra mà làm cho bệnh nhân bị đau eo lưng.  Ðiều này cần phải được nhấn mạnh là vì có nhiều bệnh nhân, khi cảm thấy đau eo lưng, đều nghĩ là mình bị yếu thận, khi thật sự ra là chỉ bị đau lưng mà thôi.
Chẩn Ðoán Bệnh:
Như đã nói trên, thường thì bệnh nhân không có triệu chứng gì cả khi bị suy thận cho đến khi đã muộn.  Vì vậy, cách duy nhất để chẩn đoán bệnh suy thận là qua thử nghiệm máu và nước tiểu.  Vì chức năng làm việc của thận bị giảm đi khi bị suy thận, nên những chất dơ như urê sẽ tăng cao trong máu.  Khi thử nghiệm máu, thì mức độ của những chất này sẽ cao hơn bình thường.  Sau khi đã khám phá ra là người bệnh nhân bị suy thận, thì bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh nhân chụp siêu âm thận hoặc chụp quang tuyến tùy theo nguyên do suy thận.  Cuối cùng là bác sĩ có thể làm "chọc thận" (kidney biopsy) tức sinh thiết để thử nghiệm tế bào thận hầu truy tìm nguyên nhân chính xác.
Chữa Trị:
Vì có rất nhiều nguyên nhân gây suy kiệt chức năng thận, nên cách điều trị phải dựa vào từng trường hợp thích hợp.  Nhưng nói chung thì người bệnh nhân thường được cho thuốc cao áp huyết, thuốc lợi tiểu nếu bị phù thủng, và thuốc hạ mỡ nếu bị mỡ cao.  Ngoài ra, người bệnh nhân thường phải kiêng muối và kiêng những thức ăn có nhiều chất phospho hoặc potassium.  Khi người bệnh nhân đã bị suy thận đến giai đoạn cuối (chức năng thận chỉ còn 10-15%) thì phải cần lọc thận (danh từ y khoa gọi là thấu tích).  Có hai cách lọc thận:  lọc thận qua màng bụng (peritoneal dialysis) và lọc thận qua máu (hemodialysis).  Ðể biết thêm chi tiết về lọc thận, xin xem một bài viết khác cũng trong số báo này.
Kết Luận:
Nói tóm tắt, bệnh suy thận là một bệnh thông thường ảnh hưởng đến khá đông dân số trên thế giới.  Phần lớn các bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì đến khi thận đã khá yếu trầm trọng.  Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận cấp tính cũng như mãn tính.  Sự chữa trị phải dựa vào nguyên nhân của bệnh.  Khi chức năng của thận đã suy kiệt đến giai đoạn cuối cùng, thì bệnh nhân cần phải lọc máu hoặc thay thận.

_____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com